Cách chọn mua linh kiện máy chủ server
Server hay còn gọi (máy chủ ) đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hành công việc, quản lý dữ liệu của một tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Để có thể quản lý dữ liệu của cả một tổ chức vậy một máy chủ cần có những linh kiện nào bên trong. Hãy cùng CÔNG TY AT tìm hiểu về linh kiện server và cách chọn mua linh kiện server tốt nhất.
1. Các loại linh kiện quan trọng trong server (máy chủ )
Muốn có một server tốt thì đòi hỏi những linh kiện bên trong server phải tốt và đáp ứng được nhu cầu và khối lượng công việc của người dùng. Một Server máy chủ hoàn chỉnh bao gồm các linh kiện sau đây:
+ Chassis server: hay còn gọi là thùng máy, dùng để bảo vệ các thiết bị phần cứng (Main, Ram, CPU, HDD, …) bên trong máy. Đối với máy tính PC thông thường người dùng gọi nó là Case, với máy chủ (server) gọi là Chassis server hay Chassis máy chủ. Chassis có 3 dạng chính là Tower Server, Rack-mount Server và Blade Server được phân biệt rõ ràng bởi kích thước hình dạng và kích thước của thùng máy. Chassis máy chủ có dạng nằm ngang là Rack Mount , dạng đứng hay dạng tháp là Tower server , Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc. Các doanh nghiệp nhỏ thường dùng Chassis Tower, nhưng với các doanh nghiệp có hệ thống máy chủ lớn, để thuận tiện hơn doanh nghiệp nên sử dụng Rack mount là phù hợp nhất. Ngoài ra tùy theo mục đính sử dụng có thể chọn các loại Chassis 1U, 2U, 3U, 4U.
- máy chủ có dạng nằm ngang là Rack Mount:
- Máy chủ có dạng đứng hay dạng tháp là Tower server:
- Blade server được thiết kế cho việc triển khai hệ thống server dày đặc:
- CPU server (Central Processing Unit) cũng giống như CPU PC, CPU máy chủ có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Đây cũng được coi là bộ xử lý trung tâm của server và là một thiết bị linh kiện máy chủ quan trọng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu sản xuất CPU máy chủ, nhưng nổi tiếng và được người dùng tin dùng nhất là ADM và Intel. CPU AMD có tốc độ nhưng tỏa nhiệt nhiều, mà yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của toàn hệ thống. CPU Intel Xeon thì thông dụng và được nhiều người dùng lựa chọn do sự nổi tiếng của thương hiệu, tính ổn định cũng như sự tương thích với nhiều máy tính của nó. Intel sản xuất khá nhiều dòng chip CPU, nhưng về CPU server thì nổi tiếng là 2 dòng Intel Xeon và Core i7, trong đó Intel Xeon được sử dụng nhiều nhất hiện nay cho server.
- Mainboard server hay còn có tên là motherboard server hoặc gọi tắt là main server. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính, trung tâm của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Mainboard có nhiệm vụ kết nối và truyền dẫn giữa các thiết bị khác nhau trong máy. Nó bao gồm các khe gắn (sockets) cho phép gắn thêm các bo mạch phụ, các bo mạch chức năng. Mainboard còn chứa các kênh truyền dữ liệu (bus), các bộ xử lý (chipsets), các khe chứa bộ nhớ (memory sockets), các giao diện gắn thiết bị ngoại vi và thiết bị nhập xuất như: máy in, màn hình, bàn phím, chuột, máy ảnh kỹ thuật số… Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng.
- Bộ nhớ máy chủ (RAM server) là linh kiện quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời. RAM quyết định khả năng truy xuất dữ liệu của máy tính đến người dùng, đặc biệt là với hệ thống server máy chủ viêc lựa chọn 1 RAM máy chủ tốt rất quan trọng. Về cơ bản thì RAM có 2 loại chính là SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate), cấu trúc của chúng khá giống nhau nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Trong RAM server DDR còn cải tiến thêm 1 số loại RAM mới như (DDR, DDR2, DDR3, DDR - Dung lượng Ram hiện có: 512Mb, 1G, 2G, 4G, 8G, 16G, 32G, 64G, 128G, 256G.. ) và có thêm chức năng ECC (Error Checking and Correction). RAM server có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ, cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra. Đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó RAM ECC có độ ổn định và hiệu năng rất cao gần như trở thành tiêu chuẩn cho RAM server hiện nay.
- HDD server (ổ cứng máy chủ) là dạng ổ cứng truyền thống, cũng giống như HDD cho PC đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và server khác nhau nên HDD server phải tăng dung lượng bộ nhớ, một server có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD server tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của server. Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II, SATA III với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp. - Dung lượng HDD hiện có dung lượng: 18G, 36G, 72G, 73G, 146G, 300G, 450G, 500G, 600G, 750G, 900G, 1TB, 1.2TB, 1.6TB, 1.8TB, 2TB, 2.4TB, 3TB, 4TB, 6TB, 8TB, 10TB...
SSD server : Đây là loại ổ cứng đặc (Solid State Drive), nó sử dụng các chip nhớ thay vì đĩa quay như HDD. SSD làm tăng tốc độ xử lý và hiệu năng của hệ thống server sẽ được cải thiện đáng kể. Do đó, SSD trong server thường được sử dụng để cài đặt hệ điều hành hơn là việc lữu trữ. Giá thành của SSD hiện nay thường cao hơn HDD cùng dung lượng. Vì vậy chỉ có những doanh nghiệp lớn, có kinh phí dồ dào mới sử dụng SDD server. - Dung lượng HDD SSD hiện có dung lượng: 120G, 128G, 160G, 180G, 200G, 240G, 400G, 480G, 800G, 960G, 1.2TB, 1.6TB, 1.9T....
- Card RAID : Đây là thành phần quan trọng trong một server hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra.
- Card Lan : Đây là thành phần quan trọng trong một server kết nối và truyền tải dữ liệu, Card lan này sẽ kết hợp với các máy con để thành một thể thống nhất dữ liệu những cơ chế hoạt động độc lập.
- Bộ cung cấp nguồn (PSU): Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi. Các server thường hoạt động liên tục ngày này qua ngày nọ nên cần có một bộ cung cấp nguồn ổn định đề hệ thống có thể hoạt động tốt trong thời gian dài.
- Quạt làm mát CPU (FAN CPU): Thành phần cung cấp gió choCPU và các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng làm mát trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ quạt công suất thực cao có khả năng làm mát . Các server thường hoạt động liên tục ngày này qua ngày nọ nên cần có một bộ cung cấp gió làm mát ổn định đề hệ thống có thể hoạt động tốt trong thời gian dài.
2. Cách chọn mua linh kiện server
Ngày nay nhiều doanh nghiệp, tổ chức không thích mua server có sẵn mà có nhu cầu tự lắp ráp và nâng cấp để có một server phù hợp với nhu cầu của mình khá nhiều. Chính vì vậy đòi hỏi người mua cần trang bị 1 số kiến thức cơ bản về cách chọn mua linh kiện server. Nhưng thật ra khi mua bất cứ linh kiện server nào đều phải chú ý đến các yếu tố như:
Chi phí giới hạn cho phép mà bạn có thể bỏ ra, từ khoảng chi phí đó sẽ tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với chi phí và lựa chọn để tránh tình trạng bị vượt chi phí.
Nhu cầu sử dụng là gì và như thế nào, tùy theo quy mô của tổ chức doanh nghiệp mà lựa chọn các linh kiện server khác nhau. Để tránh tình trạng mua các linh kiện quá cao cấp, nhiều chức năng mà doanh nghiệp của bạn không có nhu cầu tận dụng hết hiệu năng của nó, gây lãng phí.
Nên tham khảo về các hãng sản xuất danh tiếng và các nhà phân phối uy tín tại Việt Nam chuyên về các linh kiện server mà bạn cần mua, các chính sách bảo hành, giao hàng, tư vấn kĩ thuật để có thể mua được các sản phẩm tốt nhất.
Ngoài ra cũng có một số lưu ý khi chọn các linh kiện server quan trọng như Mainboard, CPU, RAM
Chọn Mainboard server phù hợp: Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn mainboard cho thích hợp. Nếu chi phí ít thì main server được chọn sẽ bị hạn chế về công nghệ, tốc độ và tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như VGA, âm thanh, kết nối mạng,… nếu không phải quan tâm đến chi phí thì hãy chọn các loại main server đắt tiền. Những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.
Cách chọn CPU server : Khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng. Đối với hệ thống máy chủ CPU Intel Xeon là sự lựa chọn hàng đâu.
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!
☎Hotline Zalo, Viber: 0834.688.688
Hiện tại chưa có ý kiến đánh giá nào về sản phẩm. Hãy là người đầu tiên chia sẻ cảm nhận của bạn.
test đanh giá bài viết
test đanh giá bài viết
test đanh giá bài viết